Cho dù bạn là giáo viên mới hay đã có nhiều năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng, 12 chiến thuật quản lý lớp học hiệu quả này sẽ giúp bạn điều hành lớp học suôn sẻ và cũng sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực cho học viên.
Quản lý lớp học là gì?
Quản lý lớp học là quá trình tổ chức, theo dõi và đánh giá các hoạt động dạy học trong lớp học. Những hoạt động giảng dạy ở lớp học cần thực hiện bao gồm: xác định mục tiêu dạy học, chuẩn bị các tài liệu và xây dựng bài giảng dạy học, quản lý thời gian học tập, theo dõi quá trình học và đánh giá kết quả học tập của học viên. Đồng thời quản lý các hành vi của cá nhân học viên, quản lý tương tác giữa các học viên với nhau, giữa giáo viên – học viên/phụ huynh, và tương tác giữa phụ huynh – học viên.
Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả mà giáo viên cần biết
Dưới đây là những cách tổ chức và quản lý lớp học hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng đạt kết quả tốt nhất.
1. Luôn đặt ra nội quy nhưng không được quá nghiêm khắc
Các nội quy và quy trình giúp giáo viên giao tiếp và thiết lập các chuẩn mực về hành vi cũng như những kỳ vọng mong đợi từ học viên. Việc xây dựng và xác lập và duy trì các nội quy cần được đảm bảo tính kiên định và nhất quán. Tuy nhiên giáo viên cũng cần tạo nên một môi trường học tập tích cực, tránh những nội quy quá hà khắc khiến học viên cảm thấy ngột ngạt.
2. Kết nối và xây dựng mối quan hệ với học viên
Một kinh nghiệm quản lý lớp học quan trọng là chào học viên của bạn mỗi sáng và khi bắt đầu lớp học để kết nối với chúng hàng ngày và cũng để tạo tâm thế tích cực cho cả ngày. Hãy thể hiện sự quan tâm đến sở thích, cá tính, phong cách và cả những thần tượng của học viên. Bạn sẽ tạo dựng được một mối quan hệ tích cực và giảm tối đa các vấn đề hành vi trong lớp học.
3. Công bằng giữa các học viên
Đây chính là yếu tố tạo cho học sinh cảm giác mình được tôn trọng đồng thời tạo ra bầu không khí hòa bình cho lớp học. Bất kể học sinh nào cũng muốn mình được thấy cô yêu quý nhưng bên cạnh đó thầy cô cũng cần phải khéo léo trong việc thể hiện tình cảm với từng học sinh. Điều này sẽ tránh cho các học sinh không ganh tị nhau và không để học sinh nào cảm thấy tổn thương.
4. Xây dựng mối quan hệ tích cực với cha mẹ học viên
Trong quá trình quản lý lớp học, phụ huynh cũng nên được coi là người có đóng góp tích cực. Hãy cho phụ huynh biết những điểm mà họ có thể phối hợp cùng với bạn để hỗ trợ học viên. Đồng thời hãy cho phụ huynh biết những điểm tích cực, hãy sử dụng phụ huynh để gửi đến những lời khen cho sự tiến bộ của học viên…
5. Tương tác và thân thiện
Tương tác với học viên bằng cách nói chuyện hoặc sử dụng các cử chỉ phi ngôn ngữ (đôi khi đơn giản chỉ là gật đầu hay nở nụ cười). Trong trường hợp phải nói chuyện với học viên, hãy sử dụng những thuật ngữ đơn giản để giúp chúng thoải mái hơn trong lớp học. Tránh thuyết trình hay giảng đạo quá nhiều, đừng sử dụng những bài học đạo đức khô cứng và giáo điều vì chúng không hề có hiệu quả. Giao tiếp và thu hút học viên trong các cuộc trò chuyện sẽ thúc đẩy sự tự tin và hứng thú từ đó dẫn đến những thay đổi về hành vi trong lớp học.
6. Luôn giữ thái độ bình tĩnh
Đây là một trong những trạng thái dạy học rất khó có thể kiểm soát khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Mỗi học viên sẽ có những tính cách khác nhau và những tình huống mà học viên gây ra khiến giáo viên mất bình tĩnh cũng hoàn toàn khác nhau. Ông bà ta có câu “giận quá mất khôn”, khi giận thì bất cứ ai cũng có thể đánh mất bản thân mình và hành động hồ đồ. Đối với nghề nhà giáo thì mất bình tĩnh là điều tối kỵ. Do đó, chúng ta cần phải “kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn…” Nếu không thể giữ được thái độ bình tĩnh thì ngay đến nghề nhà giáo chúng ta cũng khó trụ được lâu, thì việc phải tổ chức lớp học tích cực cũng khó mà đạt được.
7. Khuyến khích học viên tham gia vào các hoạt động của lớp học
Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả là khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động trong lớp. Sự thụ động khi tham gia các hoạt động là vấn đề của một số học sinh mà bất kỳ lớp học nào cũng có. Nhưng điều quan trọng là cần phải thiết lập một trải nghiệm học tập hấp dẫn và khuyến khích học sinh tham gia. Bên cạnh đó cũng cần phải dành thời gian để tìm hiểu điểm mạnh, sở thích của học sinh để có thể xây dựng kế hoạch cụ thể cho nhu cầu của họ và đồng thời tạo ra một vài cơ hội tương tác ngay trên lớp.
8. Thay đổi phong cách giảng dạy thường xuyên
Đôi khi bạn nghĩ, nguyên nhân của các vấn đề về hành vi là do người học. Nhưng thực sự, rất nhiều vấn đề đến từ chính phương pháp giảng dạy của giáo viên. Vì thế, một trong những chiến lược quản lý lớp học hiệu quả là thay đổi và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy để lôi cuốn học viên. học viên thường mất hứng thú khi các bài học được tiến hành một đơn điệu, nhàm chán. Sự nhàm chán này sẽ kéo theo các vấn đề về hành vi như nói chuyện riêng, không ghi chép bài, không lắng nghe giáo viên giảng, không muốn thực hiện nhiệm vụ… cách tốt nhất là thay đổi phong cách giảng dạy. Nếu như đứa trẻ không thể học theo cách mà chúng ta đã dạy, nên chăng, chúng ta nên thay đổi phương pháp giảng dạy để học viên có thể học.
9. Quản lý thời gian khi giao nhiệm vụ
Học viên luôn trì hoãn các nhiệm vụ học tập và tìm kiếm những khoảng thời gian để làm việc riêng. Cách đối phó hiệu quả là giúp học viên nhận thức được giới hạn thời gian cho mỗi nhiệm vụ, luôn đòi hỏi học viên làm việc khẩn trương theo đúng thời gian giáo viên đã đặt ra. Hãy sử dụng đồng hồ đếm ngược để tăng tính trực quan.
10. Thúc đẩy học viên làm việc chăm chỉ bằng các phần thưởng
Một hệ thống phần thưởng đơn giản nhưng cũng có thể là một nguồn động lực tuyệt vời với học viên. Giáo viên có thể tạo ra các phần thưởng cho những hành vi tốt, cho những học viên luôn tuân thủ và thực hiện tốt nội quy của trường. Đồng thời, giáo viên cũng có thể tạo ra những phần thưởng cho những học viên có sự cải thiện về hành vi. Hãy nhớ, những lời khen ngợi, sự động viên kịp thời đôi khi còn có tác động đến học viên lớn hơn rất nhiều so với các kỉ luật và hình phạt.
11. Kiểm soát cảm xúc của bản thân, luôn tích cực
Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã để hành lý cảm xúc của mình bên ngoài lớp học. Nếu bạn đang có những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn chán, thất vọng hay mệt mỏi…, hãy chắc chắn rằng bạn không thể hiện điều đó với học viên của mình. Một cảm xúc tồi tệ có thể lây lan nhanh như dịch Covid-19, và học viên là những đối tượng rất dễ bị lây nhiễm. Là một giáo viên, bạn cần vượt qua điều đó để cảm thấy hạnh phúc, luôn hào hứng và nhiệt tình với mỗi bài học, mỗi giờ lên lớp.
12. Áp dụng công nghệ để quản lý lớp học tốt hơn
Sử dụng phần mềm quản lý lớp học như Vuaclass hoặc một số ứng dụng khác sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:
- Trung tâm có thể quản lý tốt thông tin của học sinh, giáo viên và cả nhân viên một cách dễ dàng. Các thông tin về sắp xếp thời gian học, deadline bài tập, bài kiểm tra… giáo viên và học viên đều có thể dễ dàng theo dõi.
- Giáo viên sẽ dễ dàng cung cấp đến học sinh các thông tin về buổi học, tài liệu học lẫn theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Phụ huynh có thể truy cập vào hệ thống để theo sát kết quả học tập và lịch trình học tập của con mình. Liên hệ với giáo viên và phụ huynh sẽ linh hoạt và nhanh chóng hơn.
- Học viên cũng có thể dễ dàng truy cập thông tin để tìm kiếm lịch học, tài liệu học tập và tiếp cận sớm với công nghệ hơn.
Kết luận:
Những kinh nghiệm quản lý lớp học trên là những điều hết sức cơ bản và thiết yếu giúp giáo viên có một lớp học được quản lý hiệu quả. Hiện tại, Vuaclass đang có chương trình dùng thử miễn phí trong vòng 2 tuần. Nếu bạn muốn đăng ký tham gia trải nghiệm thì hãy cmt “ Tôi đăng ký” nhé!
Cung cấp website kiểm tra online, giúp tiết kiệm thời gian cho giáo viên soạn đề, giao bài tập, chấm bài...
1.Workshop là gì? Workshop là một buổi hội thảo để trao đổi sẻ các kiến
Học trò của bạn “ngáp ngắn ngáp dài” khi học về các thì trong tiếng
Tính lương giáo viên/nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong