Thế nào là hành vi thiếu tôn trọng của nhân viên?
Thái độ thiếu nghiêm túc, thiếu tôn trọng là những hành động thô lỗ, gây phiền phức, xúc phạm, hoặc không phù hợp với ngữ cảnh, tiêu chuẩn xã hội. Những hành động như trên có thể gây tổn thương và tạo áp lực đến những người khác.
Điều gì khiến nhân viên chưa hài lòng về người quản lý?
- Thiếu sự công nhận: Thiếu sự công nhận khiến cho nhân viên mất đi động lực làm việc, hiếm khi hài lòng với công việc và dần dần họ trở thành những “ cỗ máy”, điều mà không một trung tâm nào muốn xảy ra.
- Chính sách và quy định không hợp lý: Những chính sách và quy định không công bằng, không phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu của giáo viên và nhân viên cũng là nguyên nhân phổ biến.
- Thiếu sự hỗ trợ và phản hồi: Người quản lý không hỗ trợ nhân viên trong công việc, không cung cấp phản hồi xây dựng và không thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển cá nhân của nhân viên.
- Sự kiểm soát quá mức: Người quản lý quá can thiệp vào công việc của nhân viên, không tin tưởng và để họ tự quản lý công việc của mình.
- Thiếu khả năng lãnh đạo: Người quản lý không có khả năng lãnh đạo tốt, không thể đưa ra quyết định hiệu quả và không thể tạo ra môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên.
- Thiếu sự công bằng và minh bạch: Người quản lý không xử lý công việc và phân chia công việc một cách công bằng, không minh bạch về quyết định và chính sách trong công ty.
Vậy phương án xử lý cần làm là gì?
- Giữ bình tĩnh hết sức có thể: Việc giữ bình tĩnh khi có người hành xử vô lý với mình là một chuyện không hề dễ dàng và không phải ai cũng kìm lại được cơn nóng giận của mình. Tuy vậy, nếu cố gắng hít thở sâu, giữ cách nói chuyện và thái độ bình tĩnh, thì người quản lý sẽ nắm quyền kiểm soát đến sau cùng.
- Đặt ra giới hạn: Trách nhiệm của người quản lý là tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Họ nên gần gũi với nhân viên thay vì làm nhà độc tài và liên tục “chỉ tay năm ngón”. Nhưng cũng không vì thế mà nhân viên được quyền cư xử quá lố và quên mất mối quan hệ cấp trên – nhân viên.
- Lắng nghe: Khi nhân viên thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, có thể họ đang cố nói lên lý do họ thấy khó chịu, không hài lòng với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng lắng nghe để tìm ra vấn đề thay vì ngó lơ họ.
- Đối thoại cởi mở: Hãy tạo một môi trường trao đổi thẳng thắn với giáo viên/nhân viên. Để làm điều này, có thể tổ chức các cuộc họp, buổi chia sẻ hoặc các hoạt động tương tự, nhằm tạo cơ hội cho mọi người để trao đổi và giải quyết các vấn đề đang tồn đọng.
- Nhận trách nhiệm về mình: Trong một số trường hợp, người quản lý, dù tự họ có ý thức được hay không, cũng có một phần trách nhiệm trong việc tạo nên thái độ tiêu cực của nhân viên. Vậy nên, quản lý khi nhận được feedback này cần tự đánh giá lại và sửa đổi thay vì cố chấp chối bỏ.
- Ghi nhận và cải thiện điểm chưa tốt: Dựa trên ý kiến của giáo viên/nhân viên, để từ đó xem xét việc thay đổi và cải tiến chính sách, quy trình làm việc hoặc phương pháp quản lý nếu cần thiết.
- Tạo môi trường làm việc tích cực: Việc tạo ra một môi trường công bằng là cực kỳ quan trọng. Mọi quyết định và hành động của nhà điều hành cần phải được đưa ra một cách minh bạch và công bằng, không có sự thiên vị hay ưu ái đặc biệt. Điều này giúp tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các nhân viên và quản lý.
- Đánh giá và ghi nhận: Thường xuyên ghi nhận những đóng góp tích cực của giáo viên và nhân viên, cũng như đánh giá công lao của họ một cách công bằng và chính xác.
Kết luận:
Hy vọng rằng những biện pháp kể trên sẽ phần nào giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn và các nhân viên, đồng thời tăng cường sự hài lòng và gắn bó của họ với trung tâm.
Cung cấp website kiểm tra online, giúp tiết kiệm thời gian cho giáo viên soạn đề, giao bài tập, chấm bài...
1.Workshop là gì? Workshop là một buổi hội thảo để trao đổi sẻ các kiến
Học trò của bạn “ngáp ngắn ngáp dài” khi học về các thì trong tiếng
Tính lương giáo viên/nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong