Quản lý và đánh giá giáo viên có thật sự cần thiết đối với một TTTA?

14:05 - 18/01/2024

Quản lý và đánh giá giáo viên có thực sự cần thiết?

Giáo viên là một trong những vị trí cốt lõi của một Trung tâm tiếng Anh. Giáo viên có thể đến và đi rất nhanh, và phần lớn nguyên nhân của sự không hài lòng ở họ là do năng lực của người quản lý còn yếu và không có hệ thống quản trị rõ ràng, minh bạch. 

Do vậy, việc quản lý và đánh giá năng lực giáo viên thực sự quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các trung tâm tiếng Anh đều đang thực hiện chưa thực sự khoa học và thông minh. Dưới đây là một số ý tưởng để cải thiện tỷ lệ giáo viên hài lòng và giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc:

1. Giao nhiệm vụ cụ thể và tạo KPI thưởng phạt rõ ràng

Với mỗi vị trí trong trung tâm, các nhà quản lý đều phải nắm thật rõ những tiêu chí nào quyết định đến hiệu quả làm việc của vị trí đó và tiêu chuẩn cụ thể để xác định và đo lường các tiêu chí đó là gì? Nhưng đôi khi các boss thường bỏ qua việc giao kpi cho các giáo viên. Đối với vị trí này, KPI có thể là số lượng giáo án giảng dạy được soạn trước mỗi buổi học, thành tích và sự tiến bộ của học viên hoặc tỷ lệ học viên tái đăng ký sau mỗi khóa học?

2. Xây dựng cơ chế thưởng và khen thưởng 

Xây dựng kế hoạch thưởng và khen thưởng là một phần quan trọng của việc quản lý giáo viên tại trung tâm tiếng Anh. Khi giáo viên nhận được sự công nhận và động viên từ chủ trung tâm thông qua các kế hoạch thưởng và khen thưởng, họ sẽ cảm thấy được đánh giá cao và có động lực hơn trong công việc.

Phần thưởng có thể bao gồm các phần thưởng vật chất như tiền thưởng, quà tặng dựa trên hiệu suất làm việc của giáo viên, như số lượng học viên đạt kết quả tốt, tỉ lệ tái tục của học viên,.. 

Quan trọng nhất, việc thiết lập kế hoạch thưởng và khen thưởng cần phải công bằng và minh bạch, đồng thời phải được thông báo rõ ràng đến giáo viên. Điều này giúp tạo ra sự minh bạch và tin cậy trong quá trình quản lý giáo viên, đồng thời giúp giáo viên cảm thấy công bằng và động viên trong công việc của mình.

3. Đánh giá và phản hồi đúng cách 

Với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần phải thường xuyên đánh giá và cung cấp phản hồi cho giáo viên. Việc này không chỉ giúp họ nắm bắt được điểm mạnh và yếu của mình mà còn tạo điều kiện cho họ cải thiện và phát triển trong công việc.

Quá trình đánh giá giáo viên nên được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, dựa trên các tiêu chí hiệu suất công việc cụ thể như chất lượng giảng dạy, mức độ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, sự tương tác với học viên và đồng nghiệp, cũng như sự chấp hành các quy định và chính sách của trung tâm. Ngoài ra, việc đưa ra phản hồi khéo léo cũng rất quan trọng. Bạn cần biết cách công nhận những thành tựu của giáo viên và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng. Phản hồi nên tập trung vào những điểm mạnh của giáo viên để khích lệ họ tiếp tục phát huy, đồng thời cũng cần chỉ ra những điểm yếu và đề xuất cách để cải thiện.

4. Khuyến khích những phương pháp giảng dạy mới lạ

Mỗi giáo viên thường có một bộ công cụ riêng gồm các kỹ năng, kỹ thuật và tài liệu để áp dụng phương pháp giảng dạy của họ. Tuy nhiên, điều này có thể gây phản tác dụng và khó quản lý nếu phương pháp giảng dạy trong trung tâm của bạn được coi là một lợi thế cạnh tranh và là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng đào tạo. Một giáo viên được coi như một nghệ sĩ trong lớp học. Điều này đồng nghĩa với việc họ cần sáng tạo và được khuyến khích làm như vậy. Vậy tại sao không tạo ra một số hoạt động để khuyến khích sự sáng tạo của họ? Bạn có thể cho phép giáo viên tham gia vào việc sáng tạo tài liệu và hoạt động dựa trên phương pháp cốt lõi mà trung tâm đang sử dụng. Bạn sẽ tạo ra một môi trường hợp tác và khuyến khích sự phát triển của các ý tưởng mới và phương pháp giảng dạy sáng tạo. Điều này có thể đem lại lợi ích lớn cho sự phát triển của trung tâm và chất lượng đào tạo mà nó cung cấp.

5. Đào tạo và phát triển giáo viên

Giáo viên đam mê và tâm huyết với nghề thường có động lực học tập cao và sẵn lòng tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới. Điều này mở ra nhiều cơ hội để phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên trong trung tâm. Người quản lý cần đầu tư vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, phát huy năng lực vốn có của giáo viên, đồng thời giữ họ luôn cảm thấy được quan tâm và phát triển trong công việc.

6. Tạo cơ hội tham gia dự án và nghiên cứu: 

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc tham gia vào các dự án nghiên cứu là giúp giáo viên mở rộng kiến thức chuyên môn và phát triển kỹ năng nghiên cứu. Khi tham gia vào quá trình nghiên cứu, họ có cơ hội tiếp xúc với những phương pháp nghiên cứu mới, học hỏi cách thu thập và phân tích dữ liệu, đồng thời cũng có cơ hội áp dụng những kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy thực tế.

Viết bài báo chuyên ngành cũng là một cách tuyệt vời để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm và những phương pháp giảng dạy hiệu quả với cộng đồng giáo dục. Ngoài ra, việc tham gia vào các dự án nghiên cứu và viết bài báo cũng giúp giáo viên xây dựng mối quan hệ với cộng đồng nghiên cứu và giáo dục, mở rộng mạng lưới liên kết và tạo cơ hội hợp tác với các chuyên gia khác trong lĩnh vực giáo dục.

7. Luôn sẵn lòng hỗ trợ

Giao tiếp và tương tác giữa quản lý và đội ngũ giáo viên là rất quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự phát triển cá nhân của giáo viên. Điều bạn cần làm là hãy nói cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên biết rằng: “Cửa phòng tôi luôn mở” và “Tôi luôn sẵn sàng trò chuyện” để trực tiếp lắng nghe và cùng nhân viên xử lý các vấn đề tồn đọng, phát sinh. Tôi tin chắc rằng họ sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn và các vấn đề sẽ được xử lý nhanh và hiệu quả hơn.

8. Tạo cơ hội thăng tiến: 

Tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là một phương pháp quan trọng để khích lệ và động viên giáo viên phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục. Một trong những cách quan trọng để tạo cơ hội thăng tiến là thông qua việc đề xuất các chương trình đào tạo. Các boss có thể tổ chức hoặc đề xuất các khóa học, hội thảo hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu về các chủ đề quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Điều này giúp giáo viên tiếp cận những kiến thức mới, phát triển kỹ năng chuyên môn và nâng cao trình độ chuyên môn của họ.Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội để họ phát triển kỹ năng quản lý, tạo ra cơ hội thăng tiến và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong cộng đồng giáo dục.

9. Nâng cao năng lực quản trị và lãnh đạo của bản thân

Để quản lý nhân viên của mình tốt hơn, bản thân nhà quản lý không chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình, mà còn cần phải liên tục phát triển và cải thiện kỹ năng lãnh đạo. 

Các nhà lãnh đạo có thể tham gia vào các khóa đào tạo chuyên sâu để học hỏi từ những người có kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới và tìm hiểu các xu hướng mới trong lĩnh vực mình đang hoạt động. Ngoài ra, sách cũng là một nguồn tri thức tuyệt vời để nâng cao kiến thức và hiểu rõ hơn về các phương pháp, kỹ thuật và chiến lược lãnh đạo.

—————

Một người quản lý giỏi có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, tôn trọng và hỗ trợ cho giáo viên. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các nhà quản lý có những giải pháp hữu ích hơn trong việc điều hành và quản lý đội ngũ giáo viên tại Trung tâm.

Bài viết, Tin tức Khác

1.Workshop là gì?  Workshop là một buổi hội thảo để trao đổi sẻ các kiến

Học trò của bạn “ngáp ngắn ngáp dài” khi học về các thì trong tiếng

Tính lương giáo viên/nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong