Nghệ thuật giữ chân nhân viên giúp giảm 80% tỷ lệ nhân sự nghỉ việc

16:04 - 20/01/2024

Cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ phúc lợi cho nhân viên đã trở thành bài toán “sống còn” buộc các Cơ sở giáo dục phải giải quyết nếu muốn gìn giữ đội ngũ nhân tài. Những thay đổi trong xu hướng quản trị nhân sự đòi hỏi các nhà quản lý cần xây dựng các chế độ đãi ngộ chuyên nghiệp, “chạm” đúng nhu cầu của nhân viên.  Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi trong bài viết sauđây sẽ giúp các nhà quản lý Trung tâm giải quyết triệt để tình trạng “rơi rớt” nhân sự.

Tại sao phải giữ chân nhân viên?

Nhân sự là nguồn tài nguyên đáng quý nhất của tổ chức. Bởi vậy nếu không biết trọng dụng sẽ dễ dẫn đến việc lãng phí nguồn lực và giảm tới 200% hiệu suất làm việc. Nhiều nhà lãnh đạo chỉ đơn giản nghĩ rằng khi một nhân sự nghỉ việc thì chỉ cần tìm người mới và đào tạo họ lại từ đầu. Đây thực chất là hiện tượng chảy máu chất xám đáng báo động. Tình trạng nhân sự rời bỏ trung tâm có thể đem lại nhiều hệ lụy kéo theo như:

  • Tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo người mới
  • Mất đi đội ngũ nhân viên dày dặn thâm niên và kinh nghiệm
  • Gây hoang mang cho những người ở lại

………

Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi giúp giảm 80% tỉ lệ nhân sự nghỉ việc

Chiến lược giữ chân nhân viên giỏi hiệu quả cho trung tâm

Vậy làm thế nào để giải quyết và ngăn chặn được những vấn đề kể trên? Cách giữ chân nhân viên giỏi không chỉ dừng lại ở những phương pháp và hành động. Đó là nghệ thuật dùng người và là một chiến lược dài hạn để nuôi dưỡng nhân tài trong tổ chức. Hãy tìm hiểu những chiến lược để giữ chân nhân sự hiệu quả sau và áp dụng linh hoạt với trung tâm của bạn:

1. Trao quyền cho nhân viên

Không nhân sự nào thích cảm giác bị bó buộc, giám sát quá mức khi làm việc vì điều này rất dễ tạo ra căng thẳng và áp lực. Ngược lại, khi nhân viên có được sự tự chủ trong công việc và có tiếng nói trong tổ chức, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm và gắn bó hơn với trung tâm.

Hãy trao cho nhân viên quyền hạn, không gian và tài nguyên để hoàn thành công việc và cho họ quyền được đóng góp ý kiến trong những cuộc họp của trung tâm. Khi ở thế chủ động, họ sẽ cảm thấy hài lòng với tổ chức và công việc, khả năng cam kết nhờ đó cũng được củng cố và nâng cao.

2. Công nhận và khen thưởng

Đừng bỏ qua sự công nhận và các chế độ khen thưởng đối với nhân viên nếu không muốn họ rời bỏ tổ chức. Bởi lẽ được công nhận và khen thưởng cho các thành tích mà họ đạt được sẽ khiến nhân viên cảm thấy có giá trị và mọi nỗ lực họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Đây là sợi dây vô hình giúp gắn kết, giữ chân người tài cũng như duy trì được động lực để họ làm việc và cam kết lâu dài với trung tâm.

3. Đưa ra mức lương cạnh tranh

Vấn đề lương bổng vẫn là chủ đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi mỗi khi được đề cập trong lý do nghỉ việc của nhân viên. Tuy nhiên không để phủ nhận sức nặng của đồng tiền đối với việc giữ chân người lao động. Bởi lẽ khi đã đóng góp và tạo ra giá trị cho trung tâm thì họ cũng muốn nhận lại những giá trị mà mình xứng đáng có được. Vậy nên xây dựng một cơ chế lương cạnh tranh và minh bạch là vô cùng cần thiết nếu muốn giữ chân nhân viên giỏi.

Bạn có thể áp dụng các cơ chế trả lương phù hợp với khả năng của nhân viên bằng công thức lương 3P. Đó là trả lương theo Vị trí (Position), Năng lực (Person) và Hiệu suất làm việc (Performance)

Ngoài ra cũng cần chú trọng việc review lương định kỳ cho nhân viên để họ có thêm lý do ở lại làm việc và cống hiến cho tổ chức.

4. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên

Bên cạnh lương thưởng, chăm lo cho đời sống của nhân viên cũng là một yếu tố các trung tâm cần chú tâm để xây dựng sự gắn kết với nhân viên. Giúp nhân viên đạt được sự cân bằng giữa công việc – và cuộc sống sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để họ có nâng cao năng suất làm việc, gia tăng sự hài lòng và củng cố lòng trung thành của họ với tổ chức.

Muốn đạt được điều này, bạn cần đa dạng các chính sách phúc lợi cho nhân viên để họ có chỗ dựa vững chắc và yên tâm làm việc, một số chính sách có thể kể đến là:

  • Đảm bảo đầy đủ các khoản phụ cấp cho nhân viên.
  • Cung cấp đủ thời gian nghỉ phép để nhân viên có cơ hội “nạp năng lượng”.
  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân sự.
  • Cung cấp các phúc lợi dành cho con cái và người thân trong gia đình nhân viên.

5. Tạo cơ hội để nhân viên phát triển

Những nhân viên cầu tiến sẽ không bao giờ muốn đứng im tại chỗ và bằng lòng với những kết quả hiện tại. Bởi vậy muốn giữ chân nhân viên giỏi thì bạn phải tạo cơ hội hết mức để họ có thể học hỏi, phát triển và rèn luyện.

Một số chiến lược các trung tâm có thể áp dụng để phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

  • Đề bạt nhân viên cho những dự án đặc biệt.
  • Cử nhân sự tham gia các chương trình bồi dưỡng tài năng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng là cần thiết để chỉ rõ cho nhân viên thấy những cơ hội mà họ có thể đạt được.

6. Xây dựng môi trường lành mạnh

Một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, công tâm và công bằng sẽ “đánh thức” động lực làm việc của nhân viên, cho họ cơ hội được bộc lộ năng lực và thể hiện bản thân.

Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ dựa trên các yếu tố:

  • Không gian: Không gian mở, khuyến khích sự sáng tạo, có các hình thức thư giãn sau giờ làm.
  • Con người: Sếp có tâm và có tầm, đồng nghiệp thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Việc xây dựng và áp dụng đúng các chính sách nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả và nhân sự sẽ trở nên gắn bó với tổ chức hơn.

7. Áp dụng quản lý linh hoạt

Bạn đã bao giờ nghe tới thuật ngữ “quản lý linh hoạt” (agile management) ? Mặc dù khái niệm này còn khá xa lạ đối với các trung tâm ở Việt Nam nhưng “quản lý linh hoạt” đang trở thành một xu hướng đi đầu trong ngành quản lý nhân sự trên thế giới.

Vậy làm thế nào để áp dụng phương pháp quản lý linh hoạt để giữ chân nhân viên? Tất cả những gì bạn cần làm là:

  • Tạo cơ hội khám phá: Cho phép nhân sự tự do sáng tạo ra những cách thức mới, chấp nhận rủi ro để đổi mới.
  • Khuyến khích phát triển: Nhà quản lý chỉ cung cấp điều kiện và công cụ làm việc. Nhân viên sẽ tự học hỏi và phát triển các kỹ năng cần có trong quá trình.
  • Tạo động lực: Đưa ra tầm nhìn, mục tiêu và các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên.

8. Ứng dụng công nghệ để xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên tối ưu nhất

Hiện nay thị trường lao động đang cạnh tranh từng giờ từng phút để thu hút nhân tài. Chỉ cần lơ là một giây thôi cũng có thể khiến những nhân viên giỏi vụt vào tay đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy, chỉ áp dụng các chiến lược giữ chân nhân viên là chưa đủ mà cần phải áp dụng công nghệ tiên tiến để chuẩn hóa và tối ưu quy trình này.

Với mong muốn tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên và các nhà quản lý, Vuasoft đã phát triển phần mềm Vuaclass – giải pháp giúp các trung tâm gỡ rối trong bài toán quản lý nhân sự.

Phần mềm Vuaclass sẽ giúp trung tâm xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên bài bản hỗ trợ bởi những tính năng ưu việt như:

  • Tiết kiệm thời gian, công sức tối đa cho giáo viên
  • Dễ dàng quản lý lớp học, giáo viên và học viên 
  • Dễ dàng theo dõi được tiến độ học tập của học viên thông qua biểu đồ và báo cáo thống kê kết quả đào tạo

Kết luận 

Tuyển được người tài đã khó, giữ chân nhân viên và khiến họ muốn ở lại cống hiến cho tổ chức còn khó gấp bội. Tuy nhiên nếu biết cách giữ chân nhân viên giỏi hiệu quả, họ sẽ tình nguyện ở lại với công ty. Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nghệ thuật giữ chân nhân viên hiệu quả và giải pháp công nghệ giúp các Trung tâm xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên bài bản!

 

Bài viết, Tin tức Khác

1.Workshop là gì?  Workshop là một buổi hội thảo để trao đổi sẻ các kiến

Học trò của bạn “ngáp ngắn ngáp dài” khi học về các thì trong tiếng

Tính lương giáo viên/nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong