Top 6 sai lầm trong quản trị nhân sự phổ biến nhất hiện nay

13:43 - 18/01/2024

“Những quyết định quan trọng nhất mà các doanh nhân đưa ra không phải quyết định về việc gì mà là quyết định chọn người nào” – đó là câu nói của Jim Collin, tác giả cuốn sách từ tốt đến vĩ đại. 

Khi chúng ta suy xét kỹ thì nhân sự luôn là nguồn gốc của mọi vấn đề trong trong trung tâm.  Dưới đây e xin liệt kê ra một số sai lầm phổ biến trong quá trình quản trị nhân sự của các Boss, bên em cũng từng mắc phải. Các anh chị tham khảo và soi chiếu xem trung tâm mình có gặp phải vấn đề tương tự không nhé!  

Top 6 sai lầm trong quản trị nhân sự

1.  Thừa nhân sự dẫn đến quỹ lương lớn và không hiệu quả: 

Một vấn đề rất thường gặp của các trung tâm là các anh chị tuyển dụng các vị trí nhân sự không theo một kế hoạch hay mức định lượng cụ thể nào cả. Cứ thấy cần người ở vị trí này là tuyển ngay một bạn vào đó. Điều này dẫn tới số lượng nhân sự tăng cao, tạo ra áp lực lớn trong việc quản lý, tài chính, phúc lợi nhân viên, cơ sở vật chất, nếu không quản nổi còn vô vàn rắc rối nữa.

Các boss nên coi trọng việc gọt giũa nhân sự, tìm tòi mô hình tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo số lượng nhân sự phù hợp với khối lượng công việc, không thừa lãng phí, không thiếu dẫn tới áp lực công việc quá sức lên nhân viên, khiến họ dễ nản và chất lượng công việc không đảm bảo. Để làm được điều này, anh/chị cần xác định được chính xác số lượng nhân sự để thuê mướn sao cho hợp lý nhất. 

2. Quá ít nhân sự dẫn đến thiếu chuyên nghiệp, không hiệu quả 

Các anh chị chủ trung tâm mới mở thường chưa biết khả năng tuyển sinh cũng như quản lý như thế nào, nên thường ấn định một số vị trí nhân sự cố định và kiêm nhiệm. Sau một thời gian khi số học viên tăng thêm thì quá tải cho nhân sự, và thế là công việc bắt đầu lộn xộn, cái gì cũng không trọn vẹn.

Vậy thì việc cần làm là: căn cứ vào khối lượng công việc để định biên nhân sự. Khối lượng tăng là phải thuê thêm, đừng lo việc bội chi. Nhân sự về là để kiếm tiền cho mình, chứ không phải chỉ để tốn thêm tiền, do vậy cứ yên tâm là thêm nhân viên thì sẽ thêm người thúc đẩy doanh số (đừng để số lượng tăng lên như trường hợp 1 là được)

3. Nhân sự làm việc kém hiệu quả 

Đây cũng là một “lỗi nhân sự” vô cùng phổ biến ở các trung tâm. Sếp đưa ra rất nhiều ý tưởng nhưng đội ngũ hiện tại thì không đủ năng lực để thực hiện, lại tìm thêm người làm, và thế là đội ngũ lại tăng lên.

Vấn đề này được giải quyết bằng cách:

  • Chia đội nhóm phụ trách các đầu công việc rõ ràng, các nhóm có trưởng nhóm
  • Mỗi nhân viên đều có tên gọi vị trí làm việc của mình và được giao rõ nhiệm vụ, cũng như các đầu công việc do bạn ấy quản lý (Job details), cho nhân viên biết bạn ấy làm ở vị trí nào, phải làm những gì và làm với ai, ai là sếp hay là nhân viên của bạn ấy
  • Họp thường xuyên, nhưng không phải do sếp chủ trì. Các đội nhóm chỉ cần được bạn trưởng nhóm kiểm điểm và nhắc nhở thôi, không nhất thiết sếp phải đứng ra tổ chức. Hãy kiểm tra xem tuần này đã làm được gì, còn gì tồn đọng, và tuần sau sẽ phải giải quyết những gì. Sếp phải nói rõ cho các nhân viên của mình sếp mong muốn gì, và cần làm gì trong tương lai cho học viên, để nhân viên nắm được

4. Thiếu chính sách và thủ tục chi tiết đối với nhân viên

Một trong những yếu tố dẫn đến mất thời gian, mâu thuẫn nội bộ, hiểu lầm lẫn nhau trong công ty là vì không có các chính sách cụ thể về những quy định của công ty tại nơi làm việc. Điển hình như quy tắc ứng xử, quy định về trang phục, thời gian được sử dụng điện thoại cá nhân, các yêu cầu pháp lý,… Do đó, bộ quận quản trị nhân sự cần có chính sách cụ thể để xử lý các tình huống như trên tránh dẫn đến sự xung đột nội bộ. 

5. Không có chính sách giữ chân nhân tài 

Khi công ty đã có được người tài nhưng để giữ chân lại càng khó hơn. Có nhiều khảo sát để kiểm tra xem mức độ gắn kết của nhân viên đối với công ty họ đang làm việc, điều gì thực sự thúc đẩy họ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Theo như công ty tư vấn quản lý McKinsey & Company chỉ ra rằng có 10 yếu tố và như cầu hàng đầu của nhân viên hiện tại đảm bảo họ sẽ tiếp tục công việc: được đối xử công bằng, công việc phù hợp, ổn định tài chính, cân bằng được cuộc sống và công việc, làm việc với đồng nghiệp có thể tin tưởng, được khen thưởng, có sự hỗ trợ và được công nhận trong quá trình làm việc.

Khảo sát này với mục đích làm tăng năng suất, sự gắn kết trong môi trường làm việc và đảm bảo phúc lợi nhân viên nhận được.

6. Quản lý nhân sự thủ công:

Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm quản lý, giao việc, dạy học online, đây là các phần mềm giúp tăng năng suất công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa. 

Tuy nhiên vẫn nhiều trung tâm lựa chọn cách quản lý thủ công dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, tốn thời gian vào những việc không cần thiết. Từ đó làm thất thoát 1 khoản chi cực lớn cho nhân sự… Nguyên nhân có thể là do họ “tiếc tiền”, không muốn tốn thêm một khoản chi phí cho công nghệ nhưng trên thực tế, việc sử dụng thủ công còn tốn kém hơn rất nhiều. Hoặc cũng có thể do tâm lý ngại tìm tòi những cái mới, đặc biệt là những cái liên quan đến công nghệ, dù công nghệ thực ra không khó sử dụng như ta vẫn nghĩ. 

Vậy nên, để giải quyết vấn đề này, chủ trung tâm có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm E- learning (LMS) giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cả giáo viên và học viên, đồng thời dễ dàng đánh giá chất lượng đào tạo của giáo viên.

Kết luận: 

Trên đây là những sai lầm phổ biến trong việc quản trị nhân sự. Với sự phát triển của công nghệ số các phương pháp quản lý nhân được tự động hoá bởi hệ thống phần mềm, các Trung tâm có thể tham khảo nhé!

Bài viết, Tin tức Khác

1.Workshop là gì?  Workshop là một buổi hội thảo để trao đổi sẻ các kiến

Học trò của bạn “ngáp ngắn ngáp dài” khi học về các thì trong tiếng

Tính lương giáo viên/nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong